Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Tóm tắt ngữ pháp Hán ngữ cổ đại

PHẦN I – TỔNG QUAN

I. Đặc điểm của từ vựng Hán ngữ cổ đại: 

1. Từ cổ đại đa số là đơn âm tiết, từ hiện đại thường là song âm tiết (cũng có một số ít từ đa âm tiết).
Thí dụ (cổ đại / hiện đại):

* Gắn thêm một âm tiết vào trước hoặc sau từ cổ đại (ý nghĩa không đổi):

sư 師 / lão sư 老師 (thầy giáo); di 姨 / a di 阿姨 (dì); trác 桌 / trác tử 桌子 (cái bàn); thạch 石 / thạch đầu 石頭 (đá); nữ 女 / nữ nhi 女兒 (con gái); nguyệt 月 / nguyệt lượng 月亮 (mặt trăng); mi 眉 / mi mao 眉毛 (chân mày); học 學 / học tập 學習 (học); tư 思 / tư khảo 思考 (suy nghĩ); mỹ 美 / mỹ lệ 美麗 (đẹp); nguy 危 / nguy hiểm 危險 (nguy hiểm); v.v...

* Dùng từ khác hẳn (diễn tả cùng một ý nghĩa): Thí dụ
(cổ đại / hiện đại): nhật 日 / thái dương 太陽 (mặt trời); duyệt 悅 / cao hứng 高興 (vui); dịch 弈 / hạ kỳ 下棋 (đánh cờ); quan 冠 / mạo tử 帽子 (cái nón); v.v...

2. Từ cổ có ý nghĩa khác với từ hiện nay:
Thí dụ (cổ đại / hiện đại):
– Địa phương sổ thiên lý 地方數千里 (diện tích vài ngàn dặm / nơi đó [xa] vài ngàn dặm)
– Kỳ thực vị bất đồng 其實味不同 (quả của nó có vị khác / thực tế, vị nó khác)

3. Từ xưa nay không còn dùng: Từ xã tắc 社稷 (ám chỉ quốc gia) nay không còn dùng nữa.

II. Ý nghĩa của từ và phạm vi sử dụng biến đổi từ cổ đại đến hiện đại:
1. Chuyển nghĩa:
Từ khoái 快 nghĩa xưa là «xứng ý, vui thích»; nghĩa nay là «nhanh chóng».
Từ hi sinh 犧牲 nghĩa xưa là «các gia súc (trâu, lợn, dê, ...) đem đi cúng tế»; nghĩa nay là «xả bỏ sinh mạng vì một chính nghĩa hay lý tưởng nào đó».
đọc tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét